Trong quá trình tìm hiểu các thông tin về thép ống, việc hiểu được ý nghĩa của các ký hiệu ống thép rất quan trọng. Các ký hiệu thép ống là viết tắt của các thông số như kích thước, tiêu chuẩn sản xuất, đặc tính cơ lý, thành phần hóa học,… Nắm được các thông số này, bạn sẽ dễ dàng tìm được loại thép ống phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn và tính bền vững cho công trình. Hãy cùng Tôn Thép Mạnh Hà tìm hiểu các ký hiệu ống thép phổ biến nhất ngay dưới đây.
Nhóm 1: Nhóm ký hiệu về kích thước thép ống
Về ký hiệu kích thước thép ống, có 4 ký hiệu là DN, NPS, Inch, SCH.
1/ Ký hiệu DN
Ký hiệu DN là viết tắt của Diametre Nominal hay Nominal Diameter, thể hiện chỉ số đường kính danh nghĩa (DN) – đường kính bên trong của ống thép. Đây thường là một kích thước “dự kiến” hoặc “tương đối” và có thể không chính xác hoàn toàn, thường dựa trên các tiêu chuẩn sản xuất cụ thể của từng sản phẩm hoặc doanh nghiệp
Đường kính danh nghĩa thường được tính bằng đơn vị inch hoặc mm, với các doanh nghiệp sản xuất ống thép tại Việt Nam thường sử dụng mm để phù hợp với đơn vị đo lường của người Việt.
Vì đường kính danh nghĩa DN thường không chuẩn xác nên phải đường kính bên trong để đảm chính xác để đảm bảo độ chính xác và phù hợp của ống trong quá trình sử dụng.
Công thức tính đường kính bên trong của ống thép là:
Đường kính bên trong = Đường kính bên ngoài – (Độ dày thành x 2)
2/ Ký hiệu NPS (Phi/Ø)
NPS (NS) viết đầy đủ là Nominal Pipe Size, là ký hiệu được sử dụng để chỉ đường kính ngoài danh nghĩa của ống thép. Tương tự như DN, giá trị đường kính ngoài danh nghĩa NPS không phải lúc nào cũng trùng khớp với đường kính ngoài thực tế (OD) của ống thép. Sự khác biệt giữa hai thông số này có thể lớn hoặc nhỏ, tùy thuộc vào các tiêu chuẩn sản xuất của từng quốc gia hoặc từng doanh nghiệp.
Ở khu vực Bắc Mỹ, đường kính ngoài danh nghĩa thường được tính bằng đơn vị inch (“). Tuy nhiên, tại Việt Nam, đơn vị dùng cho NPS thường được xác định bằng milimet (mm) để đảm bảo sự phù hợp với cách đo lường thông thường của người dùng.
3/ Ký hiệu Inch (“)
Đơn vị inch được sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở Hoa Kỳ và khu vực Bắc Mỹ và không phổ biến tại Việt Nam. Thay vào đó, đơn vị milimet (mm) được sử dụng rộng rãi hơn. Ta có 1 inch = 25.4mm
Người dùng có thể chuyển đổi giữa hai đơn vị sao cho phù hợp và quen thuộc nhất với mình để tính toán và lựa chọn sản phẩm đáp ứng được yêu cầu sử dụng của mình.
4/ Ký hiệu SCH
SCH (Schedule) là đơn vị kích thước được sử dụng để xác định độ dày của thành ống thép. SCH càng bé thì độ dày của thành ống càng mỏng và ngược lại. Hiện nay, có nhiều loại SCH khác nhau được sử dụng trong ngành công nghiệp ống thép, bao gồm:
- SCH5
- SCH10
- SCH20
- SCH30
- SCH40
- XS
- XXS
Mỗi loại SCH đều có độ dày thành ống ứng với mức độ cụ thể. Việc lựa chọn SCH phù hợp phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của ứng dụng và áp lực hoạt động của hệ thống ống.
Nhóm 2: Nhóm ký hiệu tiêu chuẩn sản xuất ống thép
Ký hiệu tiêu chuẩn sản xuất ống thép là thông tin để khách hàng biết được sàn phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn nào, có đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật sử dụng hay không. Có 3 ký hiệu tiêu chuẩn sản xuất phổ biến nhất là:
1/ Ký hiệu tiêu chuẩn ASTM A53/ A53M-10
Tiêu chuẩn ASTM A53/A53M-10 là một hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của Mỹ được áp dụng cho thép ống hàn và thép ống đúc với đường kính ngoài danh nghĩa (NPS) từ 1/8 inch đến 26 inch.
ASTM A53 có ba loại chính là loại E, F và F với hai cấp chất lượng và Grade A và Grade B.
- Loại E: Áp dụng cho ống thép hàn thẳng sử dụng phương pháp hàn điện trở. Cấp chất lượng Grade A và Grade B.
- Loại F: Áp dụng cho ống thép được hàn thẳng hoặc hàn xoắn. Cấp chất lượng là Grade A.
- Loại S: Áp dụng cho ống thép liền mạch hoặc ống thép đúc. Có hai cấp chất lượng là Grade A và Grade B.
2/ Ký hiệu tiêu chuẩn JIG G3444:2006/JIG G3466
Tiêu chuẩn JIS G 3444:2015 và JIS G 3466:2015 là các tiêu chuẩn của Nhật Bản được sử dụng trong ngành công nghiệp luyện kim và sản xuất các vật liệu chứa sắt.
- Tiêu chuẩn JIS G 3444:2015 dùng cho ống thép carbon được sử dụng cho các công trình kết cấu chung.
- Tiêu chuẩn JIS G 3466:2015 dùng cho thép hộp sử dụng cho các công trình kết cấu và các ứng dụng khác.
Cả hai tiêu chuẩn này đặt ra các yêu cầu về chất lượng và độ đồng đều của sản phẩm, nhằm đảm bảo an toàn và độ bền trong quá trình sử dụng.
3/ Ký hiệu tiêu chuẩn BS EN 10255:2004
Ký hiệu tiêu chuẩn BS EN 10255:2004 là một tiêu chuẩn của Viện Tiêu chuẩn Anh Quốc (British Standards Institute – BSI). Tiêu chuẩn BS EN 10255:2004 áp dụng cho ống thép và phụ kiện ống thép không hàn được sử dụng cho các ứng dụng trong xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Nhóm 3: Nhóm ký hiệu ống thép về thông số kỹ thuật
Ngoài các ký hiệu về kích thước đường kính, tiêu chuẩn sản xuất thì các ký hiệu về thông số kỹ thuật cũng cần đặc biệt quan tâm. Vì ký hiệu thông số kỹ thuật cập nhật đến các ký hiệu về thành phần hóa học, kích thước, đặc tính cơ lý quan trọng trong việc xem xét, đánh giá đặc tính kỹ thuật sản phẩm.
1/ Ký hiệu các thành phần hoá học
Trong thành phần cấu tạo của thép ống, ngoài sắt (Fe) thì còn có sự góp mặt các nguyên tố khác để nâng cao đặc tính cơ học của sản phẩm. Dưới đây là một số thành phần hóa học thường gặp trong bảng thành phần thép ống:
- C max: Tỷ lệ Carbon tối đa có trong thành phần
- P max: Tỷ lệ Photpho tối đa có trong thành phần
- S max: Tỷ lệ Lưu huỳnh tối đa có trong thành phần
- Mn max: Tỷ lệ Mangan tối đa có trong thành phần
- Si max: Tỷ lệ Silic tối đa có trong thành phần
Ngoài ra còn có các thành phần khác như Cr (Crom), Ni (Niken), Cu (Đồng), N (Nitơ), Mo (Molypden),….
2/ Ký hiệu thông số kích thước
Một số ký hiệu thông số kích thước dùng trong các công thức tính toán:
- D: Đường kính ngoài của ống thép, đơn vị mm.
- T: Chiều dày thành ống thép, đơn vị mm.
- L: Chiều dài của ống thép, đơn vị mm.
- A: Tỷ trọng vật liệu thành phần của ống hay khối lượng riêng
- M: Khối lượng ống thép, đơn vị kg.
3/ Ký hiệu đặc tính cơ lý
Các ký hiệu đặc tính cơ lý bao gồm:
- ReH: Giới hạn bền chảy (MPa) thể hiện giới hạn độ căng mà thép có thể chịu để thép không bị biến dạng.
- Rm: Giới hạn bền kéo (MPa) thể hiện giới hạn cao nhất của độ căng mà thép có thể chịu trước khi gãy.
- A: Độ giãn dài của ống thép (%) thể hiện khả năng kéo dài mà không gãy sau khi chịu lực căng của thép.
- S: Ứng suất được sinh ra khi thử thủy lực (MPa) thể hiện áp suất mà ống thép có thể chịu trước khi xảy ra suy giảm độ dày hoặc biến dạng.
- P: Hằng số thử nén là một thông số đặc biệt được sử dụng trong các thử nghiệm cơ học để đánh giá sự ổn định của ống thép khi chịu áp lực nén.
Trên đây là toàn bộ các ký hiệu ống thép được sử dụng phổ biến trong các tài liệu cung cấp thông tin về thép ống. Nếu bạn cần mua thép ống chất lượng để ứng dụng trong đời sống, đừng ngần ngại liên hệ với Tôn thép Mạnh Hà để được nhân viên tư vấn, báo giá và nhận ưu đãi hấp dẫn ngay hôm nay.
Công ty Tôn Thép Mạnh Hà
Tôn Thép Mạnh Hà là công ty chuyên sản xuất và cung cấp tôn, sắt thép, inox và vật liệu xây dựng cho các công trình xây dựng và công ty sản xuất tại tphcm và toàn Miền Nam
- Địa chỉ: 121 Phan Văn Hớn, Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0936.000.888
- Email: tonthepmanhhaco@gmail.com
- Website: https://tonthepmanhha.com