Trong lĩnh vực thép xây dựng, cách đọc barem thép hình là là kỹ năng cơ bản nhưng rất cần thiết, giúp xác định chính xác trọng lượng của từng loại thép hình như I, H, U, V theo kích thước tiêu chuẩn.
Tuy nhiên với người không chuyên, các ký hiệu kỹ thuật và con số trong barem dễ gây nhầm lẫn, dẫn đến sai lệch trong dự toán khối lượng hoặc chi phí vận chuyển. Bài viết của Tôn Thép Mạnh Hà sẽ giúp khách hàng hiểu rõ cách đọc barem và nắm được công thức tính trọng lượng thép hình từ A - Z.
Barem Thép Hình là gì?
Barem thép hình là bảng liệt kê các thông số kỹ thuật của từng loại thép hình bao gồm thép I, H, U, V giúp người sử dụng hiểu rõ về đặc điểm của sản phẩm. Các thông tin trong barem bao gồm kích thước hình học, diện tích mặt cắt, trọng lượng lý thuyết (kg/m) và đôi khi còn có các thông số khác như momen quán tính, bán kính quán tính…

Thực tế đây là các yếu tố quan trọng giúp tính toán trọng lượng, khả năng chịu lực và sự phù hợp của thép hình cho các công trình xây dựng. Các thông số trong barem thép hình hỗ trợ người thiết kế và thi công trong việc lựa chọn đúng loại thép hình cho từng ứng dụng cụ thể.
Hướng dẫn Đọc các Thông số trong Barem, kích thước thép hình
Để đọc hiểu barem thép hình một cách chính xác, cần nắm rõ ý nghĩa các thông số kỹ thuật đi kèm từng dòng quy cách.

Đầu tiên là tên quy cách (Size/Designation), chẳng hạn như I150x75x5x7 hoặc H200x200x8x12. Các con số này lần lượt biểu thị: chiều cao bụng (h), chiều rộng cánh (b), độ dày bụng (d hoặc t1) và độ dày cánh (t hoặc t2). Tất cả đều tính bằng milimet.
Tiếp theo, barem còn cung cấp các thông số kích thước hình học chi tiết, như:
- h: chiều cao bụng
- b: chiều rộng cánh
- t1 (hoặc d): độ dày bụng
- t2 (hoặc t): độ dày cánh
- R, r: bán kính lượn trong/góc
Bên cạnh đó, bảng còn có:
- Diện tích mặt cắt ngang (A hoặc S), thường tính bằng cm² – là cơ sở để tính tải trọng và khả năng chịu lực.
- Trọng lượng đơn vị tính bằng kg/m – dùng để dự toán khối lượng.
- Các đặc trưng hình học như momen quán tính (Ix, Iy), moment kháng uốn (Wx, Wy) và bán kính quán tính (rx, ry), cực kỳ quan trọng trong thiết kế kết cấu chịu lực.
Ví dụ cách đọc barem thép hình I:
Quy cách (Tên hàng) | h (mm) | b (mm) | d (mm) | t (mm) | Diện tích mặt cắt (cm²) | Trọng lượng (kg/m) |
---|---|---|---|---|---|---|
I100x55x4.5x6.5 | 100 | 55 | 4.5 | 6.5 | 12.04 | 9.46 |
I120x64x4.8x6.5 | 120 | 64 | 4.8 | 6.5 | 14.65 | 11.50 |
I150x75x5x7 | 150 | 75 | 5.0 | 7.0 | 17.85 | 14.00 |
I198x99x4.5x7 | 198 | 99 | 4.5 | 7.0 | 23.20 | 18.20 |
I200x100x5.5x8 | 200 | 100 | 5.5 | 8.0 | 27.13 | 21.30 |
I250x125x6x9 | 250 | 125 | 6.0 | 9.0 | 37.71 | 29.60 |
I294x200x8x12 | 294 | 200 | 8.0 | 12.0 | 72.36 | 56.80 |
I300x150x6.5x9 | 300 | 150 | 6.5 | 9.0 | 46.75 | 36.70 |
I350x175x7x11 | 350 | 175 | 7.0 | 11.0 | 63.21 | 49.60 |
I390x300x10x16 | 390 | 300 | 10.0 | 16.0 | 136.31 | 107.00 |
Giải thích chi tiết: Với thép I150x75x5x7, chiều cao bụng là 150mm, rộng cánh 75mm, dày bụng 5mm, dày cánh 7mm, diện tích mặt cắt 17.85 cm², trọng lượng lý thuyết 14.0 kg/m.
Công thức Tính Trọng lượng Thép Hình
Công thức tính trọng lượng thép hình:
Trọng lượng lý thuyết (đơn vị: kg/m) được xác định dựa trên công thức:
Trọng lượng (kg/m) = Khối lượng riêng của thép x Diện tích mặt cắt ngang (đơn vị m²)
Trong đó:
- Khối lượng riêng của thép: khoảng 7.850 kg/m³.
- Diện tích mặt cắt ngang cần quy đổi từ mm² hoặc cm² sang m² nếu sử dụng công thức gốc
Một số cách viết công thức phổ biến:
- P (kg/m) = 7850 x A / 1.000.000, với A là diện tích mặt cắt ngang (mm²)
- P (kg/m) = 0.785 x A, nếu A tính bằng cm²
Ví dụ: Thép I có diện tích mặt cắt là 23.2 cm² → P = 0.785 x 23.2 = 18.2 kg/m.
Dung sai trọng lượng:
Trong thực tế, trọng lượng thép khi cân có thể sai khác so với trọng lượng tính toán trong barem. Mức sai lệch này gọi là dung sai trọng lượng.
Nguyên nhân sai lệch:
- Kích thước thực tế có thể chênh lệch so với kích thước chuẩn do quá trình cán thép
- Sai số trong đo lường, thiết bị cân
Theo tiêu chuẩn, mức dung sai phổ biến dao động từ ±3% đến ±5%. Một số nhà sản xuất như An Khánh có thể công bố mức dung sai riêng, có thể lên đến ±6%. Hiểu rõ dung sai trọng lượng giúp tránh tranh chấp trong quá trình giao nhận, thanh toán và nghiệm thu vật tư với đại lý.
Đường kính ngoài (O.D):
mm
Độ dày (T):
mm
Dài (L):
mm
Kết quả:
0 kg
Xem đầy đủ bảng tra quy cách các loại thép hình H, I, U, V ngay bên dưới.
Cách chọn kích thước thép hình hiệu quả cho công trình
Trong thiết kế kết cấu, việc lựa chọn đúng kích thước thép hình không chỉ quyết định đến độ an toàn chịu lực mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vật tư và tiến độ thi công.
Nếu chọn thép quá lớn, công trình có thể dư tải, gây lãng phí, ngược lại, chọn sai kích thước nhỏ sẽ làm giảm khả năng chịu lực, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Yếu tố Cần Cân nhắc Khi Lựa chọn Kích thước
- Yêu cầu chịu lực: Kích thước thép cần đủ sức chịu các tải trọng tĩnh, động, lực nén, uốn, kéo và lực cắt. Ví dụ, thép cho dầm uốn lớn cần chiều cao bụng từ 200 mm trở lên.
- Khẩu độ kết cấu: Nhịp kết cấu càng dài, thép cần có kích thước lớn hơn để tránh võng. Ví dụ, dầm dài 6m cần thép có chiều cao bụng từ 240 mm.
- Loại kết cấu và liên kết: Phương pháp liên kết (hàn, bu lông) ảnh hưởng đến lựa chọn kích thước thép. Liên kết bu lông yêu cầu thép có diện tích tiếp xúc lớn hơn.
- Trọng lượng bản thân: Kích thước thép lớn làm tăng trọng lượng bản thân, ảnh hưởng đến móng và tổng chi phí. Ví dụ, thép I200 nặng 21 kg/m, thép I400 nặng 56 kg/m.
- Chi phí đầu tư: Kích thước thép lớn làm tăng chi phí vật liệu và vận chuyển. Cần cân đối giữa yêu cầu kỹ thuật và ngân sách.
- Tiêu chuẩn thiết kế: Kích thước thép phải tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế (TCVN, Eurocode) để đảm bảo an toàn và chất lượng công trình.

Các tiêu chuẩn thép hình tại Việt Nam: JIS, TCVN, ASTM
Ví dụ Lựa chọn cho các Kích thước phổ biến
Thép I150 (ví dụ: I150x75x5x7):
- Quy cách: Cao 150mm, rộng cánh 75mm, dày bụng 5mm, dày cánh 7mm.
- Trọng lượng: Khoảng 14 kg/m.
- Ứng dụng điển hình: Dầm phụ, dầm sàn nhịp nhỏ, khung nhà kho nhỏ, cọc ép, cột thép I.
Thép H100 (ví dụ: H100x100x6x8):
- Quy cách: Cao 100mm, rộng cánh 100mm, dày bụng 6mm, dày cánh 8mm.
- Trọng lượng: Khoảng 17.2 kg/m.
- Ứng dụng điển hình: Cột nhà thép tiền chế nhỏ, khung máy, kết cấu phụ.
Thép V50x50 (ví dụ: V50x50x5):
- Quy cách: Cạnh 50mm, dày 5mm.
- Trọng lượng: Khoảng 3.77 kg/m (tính toán hoặc tra barem).
- Ứng dụng điển hình: Khung kèo mái nhẹ, giằng, thanh chống, làm hàng rào, kệ.
Khung kèo thép V - Giải pháp hiệu quả cho kết cấu mái
Thép U80 (ví dụ: U80x45x4):
- Quy cách: Cao 80mm, rộng cánh 45mm, dày 4mm (hoặc các độ dày khác).
- Trọng lượng: Khoảng 5.9 kg/m (tính toán hoặc tra barem).
- Ứng dụng điển hình: Xà gồ mái, dầm phụ, khung cửa, khung xe.
Việc nắm bắt cách đọc barem thép hình và tính trọng lượng giúp khách hàng kiểm soát tốt hơn vật tư, dự toán chi phí chính xác. Tôn Thép Mạnh Hà cung cấp barem chi tiết và cam kết dung sai trong giới hạn cho phép.