Thép Hình I và H: Lựa Chọn Nào Tối Ưu Cho Công Trình Của Bạn?

Trong lĩnh vực xây dựng, thép hình I và H là hai loại vật liệu phổ biến nhất, được sử dụng rộng rãi trong kết cấu nhà thép, cầu đường, nhà xưởng và các công trình chịu tải lớn. Tuy nhiên, do hình dáng khá giống nhau nên nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai loại. Chính vì vậy, bài viết này sẽ so sánh chi tiết hai loại thép hình I và H và đưa ra hướng dẫn lựa chọn đúng loại thép I hoặc H dựa trên từng ứng dụng cụ thể, nhằm tối ưu chi phí và đảm bảo hiệu quả thi công.

Phân biệt thép hình chữ I và H
Phân biệt thép hình chữ I và H

Điểm giống nhau cơ bản giữa thép hình I và H

Một số điểm giống nhau của thép I và thép H là:

  • Cấu tạo của cả hai loại thép đều gồm bụng (web) và hai cánh (flange).
  • Góc bẻ chân của thép hình chữ I và H đều là 98 độ
  • Đều được sản xuất bằng công nghệ cán nóng, đảm bảo độ bền và cấu trúc đồng nhất.
  • Gia công từ thép carbon kết cấu, có độ bền cao, dễ gia công, hàn cắt tốt, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng.
Cả thép hình H và I đều có cấu tạo gồm bụng, hai cánh và góc bẻ chân là 98 độ
Cả thép hình H và I đều có cấu tạo gồm bụng, hai cánh và góc bẻ chân là 98 độ

Phân biệt thép I và H về hình học và kết cấu

Phân biệt hình dạng và kết cấu thép I và H
Phân biệt hình dạng và kết cấu thép I và H
Yếu tố Thép Hình I Thép Hình H
Mặt cắt ngang Tiết diện giống chữ "I" in hoa, đặc trưng bởi chiều cao lớn và chiều rộng hẹp. Tiết diện gần giống chữ "H" in hoa
Tỷ lệ chiều rộng cánh/chiều cao bụng (B/H) Chiều rộng cánh (B) hẹp hơn đáng kể so với chiều cao bụng (H), tức tỷ lệ B/H < 1 (thường nhỏ hơn).
Chiều rộng cánh (B) lớn, thường gần bằng hoặc bằng chiều cao bụng (H), tức tỷ lệ B/H ≈ 1. Điều này tạo ra mặt cắt ngang cân bằng hơn.
Hình dạng cánh Cánh thường hẹp hơn và có thể có mặt trong côn (mỏng dần về mép ngoài), đặc biệt ở các loại thép I tiêu chuẩn cũ.
Cánh thường rộng và có mặt trong/ngoài song song (độ dày không đổi).
Độ dày bụng và cánh Thường có bụng và cánh tương đối mỏng hơn.
Độ dày bụng và cánh dày hơn so với thép I cùng chiều cao danh nghĩa.
Trọng lượng riêng Nhẹ hơn thép H cùng chiều cao do tiết diện nhỏ hơn.
Do tiết diện lớn hơn (cánh rộng, độ dày lớn hơn), thép H thường nặng hơn thép I cùng chiều cao.

Tham khảo thêm quy cách thép Iquy cách thép hình H để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai loại thép.

So sánh khả năng chịu lực của thép H và I

Dưới đây là bảng so sánh khả năng chịu lực dọc, chịu uốn, chịu xoắn, chống rung của thép H và I.

Tiêu chí Thép H (H-Beam) Thép I (I-Beam)
Chịu lực dọc trục (Nén) Thường tốt hơn do tiết diện cân bằng, ổn định hơn, phù hợp làm cột. Kém ổn định hơn khi chịu nén do tiết diện hẹp, ít phù hợp làm cột chịu lực chính.
Chịu uốn (Moment) - Trục mạnh (Vuông góc với bụng) Cả hai đều chịu uốn tốt. Thép H thường có mô men kháng uốn lớn hơn do cánh rộng và tiết diện tổng thể lớn hơn. Chịu uốn theo trục mạnh rất hiệu quả về mặt vật liệu.
Chịu uốn (Moment) - Trục yếu (Song song với bụng) Chịu uốn theo trục yếu tốt hơn đáng kể so với thép I do có mô men quán tính và mô men kháng uốn lớn hơn nhiều. Rất yếu khi chịu uốn theo trục yếu, không phù hợp cho tải trọng theo hướng này.
Khả năng chịu xoắn Kém (do tiết diện hở), nhưng tốt hơn thép I. Rất kém (do tiết diện hở và cánh hẹp).
Chịu rung động Thường chịu rung động tốt hơn do kết cấu cân bằng, vững chắc và độ cứng cao hơn. Có thể kém hơn thép H.

So sánh thép hình I và H về trọng lượng và chi phí

Về trọng lượng, khi so sánh cùng chiều cao danh nghĩa (H), thép H thường nặng hơn thép I. Nguyên nhân là do thép H có tiết diện lớn hơn, bao gồm cánh rộng hơn và các thành phần như bụng và cánh đều dày hơn, dẫn đến khối lượng riêng tăng lên.

Trong khi đó, thép I thường nhẹ hơn nhờ thiết kế cánh hẹp và các thành phần mỏng hơn, giúp giảm tải trọng tổng thể cho công trình, đặc biệt phù hợp với các kết cấu không yêu cầu chịu lực quá lớn.

Về giá thành, đơn giá thép hình I và thép hình H không có sự chênh lệch nhiều. Dưới đây là bảng giá thép hình H và I.

Loại thép Đơn giá (VNĐ/kg) Giá cây 6m (VNĐ/cây) Giá cây 12m (VNĐ/cây)
Thép hình H 15.900 – 17.100 1.723.440 – 17.647.200 3.446.880 – 35.294.400
Thép hình I 15.400 – 17.100 660.000 – 18.759.000 3.647.280 – 37.518.000

Ứng dụng phù hợp cho từng loại

Vì có nhiều điểm khác nhau về kích thước, mặt cắt, tiết diện, cấu trúc, khả năng chịu lực nên thép hình I và H cũng có những ứng dụng riêng. 

Một số ứng dụng phổ biến của thép hình I là:

  • Làm trục ngang trong các công trình xây dựng như nhà ở, nhà cao tầng và cầu cống lớn.
  • Tạo khung kết cấu nhà thép tiền chế.
  • Cấu trúc nhịp cầu lớn.
  • Tấm chắn sàn trong các công trình xây dựng công nghiệp.
Ứng dụng thép I làm nhà thép tiền chế
Ứng dụng thép I làm nhà thép tiền chế

Ứng dụng của thép hình H bao gồm:

  • Kết cấu chịu lực và hỗ trợ máy móc thiết bị cho các nhà máy công nghiệp.
  • Dầm đứng trong tòa nhà cao tầng.
  • Ứng dựng của thép hình H trong xây dựng nhà xưởng
  • Xây dựng các công trình giao thông như đường tàu cao tốc và hầm mỏ.
  • Ứng dụng trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
  • Sử dụng cho các thiết bị nặng và khung xương tàu.
  • Luyện kim và sản xuất ô tô, các thành phần máy công nghiệp nặng.
Ứng dụng thép H xây dựng công trình dân dụng
Ứng dụng thép H xây dựng công trình dân dụng

Khi nào nên chọn thép I?

Nên chọn sử dụng thép I khi:

  • Công trình có yêu cầu chi phí thấp hơn.
  • Dùng cho kết cấu chịu uốn theo trục mạnh như dầm thép I, sàn nhà, khung ngang.
  • Dùng trong công trình không yêu cầu chịu lực quá lớn hoặc chịu tải ngang ít.

Khi nào nên chọn thép H?

Các công trình nên chọn sử dụng thép H khi có các yêu cầu như:

  • Đòi hỏi khả năng chịu lực cao, đặc biệt là chịu nén (làm cột) hoặc chịu uốn hai phương.
  • Kết cấu có nhịp lớn, tải trọng nặng, yêu cầu độ ổn định và chống rung cao.
  • Cần đảm bảo kết cấu vững chắc, an toàn tối đa cho công trình.

Thép hình I và H tuy giống nhau về cấu tạo cơ bản nhưng khác biệt rõ rệt về hình học, khả năng chịu lực và ứng dụng thực tế. Thép I nhẹ, tiết kiệm chi phí, phù hợp với kết cấu đơn giản, chịu uốn theo trục mạnh. Trong khi đó, thép H có tiết diện cân đối, khả năng chịu lực toàn diện hơn, thích hợp cho công trình quy mô lớn, chịu tải nặng hoặc rung động mạnh.

Khi lựa chọn loại thép phụ thuộc cần phụ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật, mục đích sử dụng và ngân sách cụ thể của từng dự án. Liên hệ ngay Mạnh Hà để được tư vấn kỹ thuật chi tiết và nhận báo giá thép hình I và H ưu đãi nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện Gọi điện Gọi điện
zalo
zalo
zalo